So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa

So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa
Ngày đăng: 12/12/2022 02:08 PM

     

    SO SÁNH CÔNG NGHỆ IN CHUYỂN NHIỆT VÀ IN LỤA

    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một chiếc áo thun in hình trong tủ đồ của mình, điều đó cho thấy nhu cầu in ảnh lên áo thun đang được nhiều người quan tâm và đón nhận. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều phương pháp in ảnh lên áo thun, phổ biến nhất là công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa. Để tìm hiểu rõ hơn về hai phương pháp này có những ưu, nhược điểm và khác nhau ở những khía cạnh nào, hãy cùng Viện Máy In Toàn Tâm theo dõi bài viết dưới đây nhé!

     

    Giới thiệu về công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa

    Công nghệ chuyển nhiệt (hay còn gọi Thermal Transfer Printer) là một công nghệ in kỹ thuật số sử dụng nhiệt độ cao từ máy ép nhiệt và mực chuyển nhiệt để chuyển hình ảnh từ giấy in sang nền sản phẩm khác. Công nghệ này được các doanh nghiệp ưa chuộng và đánh giá cao bởi khả năng tạo ra những sản phẩm có màu sắc tươi sáng, sắc nét và có độ bền cao.

    Phương pháp in chuyển nhiệt

    In lụa hay còn gọi là in lưới, đây là một trong những dạng in được sử dụng phổ biến để in túi vải, áo thun,.. Với kiểu in này, các hình in được làm trên các khung lưới chuyên dụng tương ứng.

     

    Phương pháp in lụa

     

    So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa

    Loại vải in

    Với công nghệ in lụa hiện nay, chúng ta vẫn chưa thể sử dụng trên nền vải tối mà chỉ có thể áp dụng trên vải cotton sáng màu hoặc nhạt màu. Còn với công nghệ in chuyển nhiệt thì người dùng có thể gián tiếp in lên áo tối màu có tỉ lệ cotton cao bằng giấy in chuyên dụng. Tuy nhiên nếu muốn in chuyển nhiệt lên vải sáng màu, bạn nên lựa chọn loại áo nhiều polyester để hình ảnh được in ra giữ được màu sắc tươi sáng và sắc nét.

     

    Loại giấy in và mực in

    Nếu chỉ dùng để in chuyển nhiệt lên vải sáng màu thì bạn sẽ có đa dạng sự hơn như giấy chuyển nhiệt phổ thông, giấy đế hồng… Vì công nghệ in chuyển nhiệt lên vải tối màu còn nhiều hạn chế nên bạn có thể sử dụng loại giấy có hai lớp màng chuyên dụng để đảm bảo chất lượng in tốt nhất. Bên cạnh giấy in thì mực in cũng đóng vai trò quan trực tiếp đến thành phẩm. Một số loại mực in chuyển nhiệt phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: mực in PET, mực chuyển nhiệt INKTEC,...

     

    Khác với công nghệ trên, phương pháp in lụa sẽ ít sự lựa chọn về giấy cũng như mực in. Với loại giấy khi in lụa sẽ có 2 loại phổ biến nhất là giấy film nhựa in lụa và giấy can lụa. Những loại giấy này có giá thành khá rẻ, chất lượng tạm ổn và cho ra các hình ảnh sắc nét. Về mực in, mọi người thường sử dụng các loại mực chuyên dụng dành riêng cho việc in lụa như mực gốc nước, mực gốc dầu, mực UV chuyên in lụa, mực in lụa Plastisol,... 

     

    Quy trình in ấn

    Bước 1: Thiết kế hình ảnh trên photoshop và dùng máy in lên giấy chuyển nhiệt. Lưu ý cần lật ngược file ảnh trước khi in.

    Bước 2: Bật máy ép nhiệt 210 độ tầm 7-10 phút để đảm bảo đủ nhiệt độ

    Bước 3: Đặt giấy chuyển nhiệt có mặt hình ảnh nằm ngửa lên trên vải

    Bước 4: Đè mạnh và giữ thanh dập lên phần giấy in khoảng 30 - 45 giây

    Bước 5: Nhấc máy ép lên và cẩn thận lấy sản phẩm ra khỏi máy.

     

    Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo.

    Bước 2: Chụp bản

    Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.

    Bước 4: Cho mực lên máng để quét lên lưới, chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô. Tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại. Sau đó, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút; hoặc dùng máy phơi để tiết kiệm thời gian.

    Bước 5: In thử và đánh giá chất lượng mẫu thử

    Bước 6: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.

     

    Chi phí

    In lụa được đánh giá cao bởi chi phí đầu tư thấp, máy móc đơn giản giúp người dùng dễ dàng thao tác. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp ở những doanh nghiệp quy mô vừa - nhỏ bởi khâu chuẩn bị các công đoạn khá lâu, tốc độ in chậm tốn nhiều thời gian và không in được những sản phẩm có độ sắc nét cao. 

    Với công nghệ in chuyển nhiệt, bạn phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khá lớn cho máy móc, nguyên vật liệu và tốn nhiều thời gian để làm quen với cách hoạt động của bộ máy. Thế nhưng loại công nghệ này lại được nhiều doanh nghiệp ưa thích bởi nó có thể in được những chi tiết sắc nét, phức tạp, chất lượng cao với số lượng lớn trong thời gian ngắn. 

    Công nghệ in chuyển nhiệt đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn

     

    Độ bền khi ứng dụng

    Phương pháp in lụa có độ bền khoảng 3 – 4 tháng, phù hợp với những sản phẩm thời vụ, không thường xuyên sử dụng. Phương pháp này cũng có nhược điểm là dễ bị vỡ hình khi in trên những chất liệu co dãn nhiều, vải dễ bị nhăn. 

    Ngược lại, công nghệ in chuyển nhiệt lại được đánh giá cao bởi khả năng giữ màu và bền hình lâu dài hơn hẳn những phương pháp khác. Đó là nhờ vào việc sử dụng nhiệt độ cao và áp lực lớn trong suốt quá trình in giúp cho hình ảnh trên giấy in ăn vào vải giúp hình in bám lâu, không bị bong tróc hoặc trầy xước trong quá trình giặt giũ, sử dụng.

     

    Kết luận

    Như vậy, chúng tôi đã gửi đến bạn những ưu nhược điểm của cả hai phương pháp in phổ biến công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp với quy mô, mức tài chính và nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc hoặc cần chúng tôi tư vấn, xin hãy liên hệ qua thông tin dưới đây.

    Hình thức liên hệ và đặt hàng:

    Hình thức thanh toán linh hoạt: 

    Hình thức giao hàng:

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline